Những tố chất cần có để trở thành nhà biên kịch

20/03/2023 04:22 PM    |    Tìm việc   >  Cẩm Nang

Liệu chỉ viết tốt không thôi có đủ để theo đuổi nghề biên kịch? Câu trả lời là “không”. Bên cạnh khả năng viết lách tốt, bạn cần thêm một vài tố chất kỹ năng quan trọng nữa để trở thành một nhà biên kịch giỏi.

Sau đây là những tố chất hay yêu cầu không thể thiếu đối với biên kịch.

Kỹ năng viết của nhà biên kịch

Yếu tố tiên quyết chính là khả năng viết lách. Về cơ bản, một nhà biên kịch không khác một nhà văn. Thực tế, có rất nhiều nhà văn hay tiểu thuyết gia tham gia vào viết kịch bản phim khi tác phẩm của họ được chuyển thể thành phim.

Một ví dụ điển hình là nhà văn J.K Rowling. Từ bộ truyện nổi tiếng Harry Potter của mình, bà đã bắt đầu viết kịch bản cho một loạt phim mới về Fantastic Beasts.

Jk Rowling
J.K Rowling viết kịch bản cho loạt phim về Fantastic Beasts

Viết kịch bản sẽ khác với viết tiểu thuyết. Viết kịch bản phim cũng sẽ khác với kịch bản chương trình tạp kỹ hay quảng cáo. Do đó, kỹ năng viết tốt ở đây bao gồm cả việc hiểu rõ từng loại kịch bản và cách viết chuẩn mực của từng loại.

Khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt có thể được học hỏi và trau dồi, nhưng đôi khi một chút năng khiếu thiên bẩm có thể khiến kịch bản trở nên đặc biệt và độc đáo. Đây là một trong những yếu tố làm nên phong cách riêng của biên kịch. Vì lẽ đó, nếu là một tín đồ của phim ảnh, bạn có thể dễ dàng đoán được một bộ phim được chắp bút bởi biên kịch nào.

Khả năng sáng tạo vô tận

Liên tục tạo ra những câu truyện hấp dẫn và có tiềm nằng trở thành những bộ phim hay chương trình thu hút người xem là điều mà biên kịch nào cũng cần làm và muốn làm.

Chính vì vậy biên kịch cần có khả năng sáng tạo không ngừng. Chất liệu đời sống và trí tưởng tượng phong phú chính là vũ khí giúp biên kịch khai phá sự sáng tạo trong bản thân và tạo nên những kịch bản có giá trị.

Nếu không có sự sáng tạo, biên kịch rất dễ đi theo lối mòn, biên kịch bản của họ thành những trang giấy nhàm chán, không tạo ra hiệu ứng khán giả. Một lưu ý là đừng nhầm lẫn việc “đi theo lối mòn” với “tạo ra phong cách riêng”.

Mỗi kịch bản sẽ có những điểm nhấn khẳng định phong cách của biên kịch. Tuy nhiên nếu nội dung quá nhàm chán, cũ rích, không có điểm mới thú vị, phong cách của biên kịch cũng không thể cứu vớt được kịch bản đó.

Kỷ luật và quản lý thời gian tốt

Biên kịch phải mất rất nhiều thời gian ngồi xuống và viết kịch bản. Một kịch bản được hoàn thiện không phải trong ngày một ngày hai. Biên kịch sẽ mất rất nhiều thời gian để viết, đọc lại, và chỉnh sửa. Nhiều khi viết xong một chương rồi nhưng thấy có gì đó không ổn hay nghĩ ra một chi tiết mới đặc sắc hơn, việc xoá đi viết lại là chuyện bình thường.

Hơn thế, trước và trong quá trình viết kịch bản, biên kịch cần phải nghiên cứu tài liệu về bối cảnh, nhân vật, hay sự kiện có thật liên quan để đem vào kịch bản một cách chính xác và chân thực nhất.

Tóm lại là viết kịch bản là một công việc tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự tập trung cao độ, kỹ năng quản lý thời gian tốt và tính kỷ luật bản thân. Nếu chỉ vì bí ý mà dễ dàng nản chí và từ bỏ thì sẽ rất khó để làm biên kịch.

Ham đọc và ham viết

Như đã đề cập biên kịch phải viết cũng như nghiên cứu rất nhiều để có được những kiến thức thực tế và bản thảo hoàn hảo nhất cho kịch bản.

Không phải ai cũng có kiên nhẫn để tìm hiểu một sự kiện lịch sử diễn ra cách đây hàng trăm năm để lấy chất liệu cho vào kịch bản. Do đó “ham đọc hay ham viết” không chỉ còn là sơ thích mà còn là sự cam kết đối với một nhà biên kịch.

biên kịch ham đọc và viết
Nhà biên kịch phải nghiên cứu và đọc rất nhiều

Đam mê mới nghề

Đam mê nghề nghiệp vẫn còn là một thứ gì đó khá mơ hồ. Có rất nhiều người không hẳn vì đam mê mà làm việc nhưng họ vẫn hài lòng với công việc của mình. Tuy nhiên, nếu muốn theo đuổi nghề biên kịch, bạn cần thực sự có đam mê với nó.

Kịch bản của bạn sẽ có thể bị từ chối hết lần này đến lần khác, hoặc mất rất lâu mới có thể được dựng thành phim. Trường hợp khi đã được dựng phim, kịch bản của bạn có thể sẽ nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả.

Do vậy, nếu không có đam mê để theo đuổi đến cùng, một biên kịch có thể bỏ nghề bất cứ lúc nào.

Để tìm việc làm trong lĩnh vực biên kịch, bạn cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Bạn có thể bắt đầu từ các vị trí thực tập hoặc làm việc nhỏ trong các dự án phim nhỏ. Ngoài ra, hãy luôn cập nhật thông tin về các cơ hội việc làm mới nhất và tìm hiểu về các công ty, sản xuất phim có nhu cầu tuyển dụng biên kịch.

Tags:

Bài viết liên quan

Rice Content là gì? Lợi Ích của Rice Content

Rice Content là gì? Lợi Ích của Rice Content

Rice content, hay nội dung gạo, là một khái niệm đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị...

Oppa Là Gì? Ý Nghĩa và Cách Sử Dụng của Oppa

Oppa Là Gì? Ý Nghĩa và Cách Sử Dụng của Oppa

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "Oppa" trong các bản nhạc K-Pop hoặc trong các phim Hàn Quốc và...

Yup là Gì? Tìm Hiểu Về Cách Sử Dụng Ứng Dụng Nổi Tiếng

Yup là Gì? Tìm Hiểu Về Cách Sử Dụng Ứng Dụng Nổi Tiếng

Bạn có nghe đến Yup nhưng không biết chính xác nó là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ...

Bài mới nhất

Cách Viết CV Tiếng Anh Hiệu Quả: Mở Cánh Cửa Đến Việc Làm Quốc Tế

Cách Viết CV Tiếng Anh Hiệu Quả: Mở Cánh Cửa Đến Việc Làm Quốc Tế

Viết CV (Curriculum Vitae) tiếng Anh là kỹ năng quan trọng giúp bạn ứng tuyển vào các công việc trong…

Việc làm Content SEO: Cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho các marketer

Việc làm Content SEO: Cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho các marketer

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, việc làm Content SEO trở thành một trong những lĩnh…

Rice Content là gì? Lợi Ích của Rice Content

Rice Content là gì? Lợi Ích của Rice Content

Rice content, hay nội dung gạo, là một khái niệm đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.