Viết bài chuẩn SEO – Việc làm viết content không bao giờ thất thế
Việc làm viết content, tuyển content writer không còn là khái niệm mới mẻ. Một trong số đó, viết bài chuẩn SEO là hình thức được ưa chuộng hàng đầu.
Bạn mong muốn từng con chữ mình viết ra đều có thể thu hút traffic. Bạn mong muốn người dùng click vào bài viết, vui vẻ lướt xuống, nghiền ngẫm đọc và cuối cùng trở thành fan trung thành của website, thương hiệu? Vậy, trước tiên, bạn phải có cái nhìn sâu rộng về việc làm viết content nói chung và viết bài chuẩn SEO nói riêng dưới đây.
- 4 chiêu tuyển dụng sale marketing chất lượng, không lo thiếu nhân tài
- 7 tiêu chí đánh giá năng lực ứng viên khi tuyển dụng giám đốc marketing
- 5 kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng marketing manager
Việc làm viết content là công việc gì?
“Content” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “nội dung”. Vậy, làm content hay viết content chính là làm nội dung, viết nội dung. Tuy nhiên, tất cả không chỉ dừng lại ở việc viết câu chữ (text) mà bao gồm cả hình ảnh tĩnh/động, video, infographic…
Mục đích của viết content là sáng tạo nội dung, biến nội dung trở nên độc đáo, thú vị, thu hút sự chú ý của người đọc, lôi kéo họ quay lại để tìm đọc những nội dung hấp dẫn khác, thôi thúc họ chia sẻ nội dung lên mạng xã hội và kéo thêm nhiều người khác tới fanpage hoặc trang web. Những nội dung được viết ra càng ít xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc là “độc nhất”, chưa xuất hiện bao giờ thì càng tốt.
Trong mọi phương diện cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực marketing, việc sáng tạo nội dung đóng vai trò trọng tâm, mang tính quyết định vì nó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, làm cho khách hàng biết đến sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với họ về lâu dài. Nếu không ai chú ý đến nội dung, thông điệp của nhãn hàng thì coi như nhãn hàng ấy đã “thất bại toàn tập”.
Sáng tạo, quảng bá nội dung là quan trọng bậc nhất cho các hoạt động kinh doanh để kết nối với thị trường tương ứng. Chính vì vậy, thị trường việc làm viết content cũng rất sôi động, màu mỡ.
Viết bài chuẩn SEO là gì?
SEO, viết tắt của Search Engine Optimization, là tổng hợp những thủ thuật để tối ưu hóa website, giúp website trở nên “thân thiện” hơn với công cụ tìm kiếm, nhằm cải thiện thứ hạng website trên bảng xếp hạng các công cụ tìm kiếm hay nói nôm na, dễ hiểu là làm sao để “lên top Google”.
Ví dụ, bạn đang có 2 tỉ, bạn lên Google gõ cụm từ “mua chung cư”. Nhiệm vụ của SEO-er là khiến website của công ty bất động sản xuất hiện trong top 10 kết quả trả về ngay trang đầu tiên. Chú ý, những kết quả có chữ “QC” ngay trước đường link chính là chạy quảng cáo. Chạy quảng cáo như thế được xem là rất đắt đỏ và phức tạp. Ví dụ như, nếu đối thủ cứ vào click 100 lần, là bạn đã mất cả “núi” tiền rồi mà chưa thu về được gì. Như vậy, chỉ còn cách tự làm SEO thật hiệu quả, bạn mới tiết kiệm được chi phí cho công ty.
Ngoài ra, bạn hãy ghi nhớ rằng, những người tìm kiếm trên Google đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành vì họ là những người thực sự có nhu cầu, muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn chứ không phải “tìm cho vui”, “tìm đọc chơi”. Vì vậy, nếu làm SEO qua Google tốt, nó sẽ hiệu quả vượt trội hơn Facebook rất nhiều.
Học SEO, làm SEO khó hay dễ?
Câu trả lời là, nếu bạn nắm bắt rõ ràng được các vấn đề dưới đây, bạn sẽ thấy học SEO, làm SEO không khó như tưởng tượng và ngược lại.
Trước khi học SEO
- Mục đích: Học SEO để làm gì? (sử dụng cho mô hình kinh doanh để đưa ra định hướng, chiến lược hiệu quả…)
- Tìm hiểu sơ bộ về SEO (định nghĩa, thuật ngữ,…)
- Chuẩn bị website riêng (trang web, blog,…)
- Tìm hiểu các trung tâm đào tạo SEO
- Tham gia hội thảo, offline về SEO
- Tham gia forum SEO để cập nhật thêm kiến thức, tài liệu
Trước khi làm SEO
- Cập nhật xu hướng SEO
- Lên kế hoạch SEO
- Bổ sung các kỹ năng (Word, Excel, tất cả các kỹ năng liên quan đến viết nội dung)
- Cần cù, kiên trì
Khó khăn khi làm SEO
- Thường xuyên cập nhật những đổi mới, xu hướng, thuật toán, chính sách, quy định của Google
- Dễ bị (đối thủ) chơi xấu: Bạn cần có những kiến thức về bảo mật, server hosting, tìm các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ để khắc phục sự cố nếu bị “hack”.
- Không lên được 1 kế hoạch, quy trình SEO chuẩn
- Có nhiều luồng kiến thức khác nhau, khó phân biệt: Ví dụ, nhiều người ví von rằng “Content is King – Nội dung là Vua”, một số khác lại cho rằng “Link với là Vua”, Nội dung chỉ là Hoàng hậu. Cả 2 “trường phái” đều không sai, một bên muốn tối ưu nội dung để đưa website lên top, bên còn lại sử dụng thật nhiều liên kết. Khi triển khai, bạn cần vận dụng linh hoạt, cân nhắc chắt lọc tài liệu, tham khảo nội dung bổ ích.
- Tài liệu SEO chất lượng thường bằng tiếng Anh, không hề “dễ xơi”.
- Tốn rất nhiều thời gian: Bạn không nên nóng vội khi thấy website của mình không biến chuyển gì sau 1, 2 tháng tối ưu. Với từ khóa dễ, 1 đến 2 tuần đã có thể lên top nhưng với từ khóa có độ cạnh tranh cao, bạn phải chờ đợi lâu hơn thì mới lên vị trí tốt trên Google.
- Khả năng lập trình: Giúp các bạn làm SEO chủ động hơn trong quá trình tối ưu trang web, phù hợp với chiến lược SEO của chính bạn. Nếu không có khả năng lập trình, thiết kế website, bạn sẽ dễ bị thụt lùi, lạc hậu so với đối thủ, quá trình làm việc gặp nhiều khó khăn.
Tổng quát các bước viết bài chuẩn SEO
Yêu cầu
- Xác định từ khóa SEO (chính/phụ)
- Xác định loại bài viết
- Tổng hợp thông tin
- Triển khai ý tưởng
- Chọn lọc chủ đề, thông điệp độc đáo, không trùng lặp, không “đụng hàng”
- Onpage đầy đủ
- Xây dựng cấu trúc bài (tạo ra nội dung xuyên suốt, mượt mà, có logic)
Quy trình triển khai
- Tiêu đề hay (dưới 60 ký tự)
- Miêu tả hấp dẫn (150 – 160 ký tự)
- Tối ưu nội dung (nhắc đi nhắc lại, in đậm, in nghiêng từ khóa chính, từ khóa đang muốn SEO)
- Heading
- Hình ảnh (ALT)
- Internal link
- Viral bài viết
Kiểm tra và hoàn tất
- Bài viết đã index chưa?
- Kiểm tra lại kỹ thuật onpage.
- Cấu trúc bài có lủng củng không? (Bạn có thể đọc lại thành tiếng xem nội dung của mình đã “xuôi tai” chưa, liệu người đọc có hiểu và thích không, thông tin tham khảo đầy đủ chưa, câu chữ có mượt mà không…)
4 sai lầm thường gặp khi đăng bài content lên Facebook
Sai lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu, dấu cách “loạn xạ”
Nếu bạn cho rằng đây chỉ là tiểu tiết, “có gì mà to tát” thì bạn đã sai lầm hoàn toàn. Người đọc hoàn toàn có thể bỏ qua luôn bài đăng nếu thấy nó chứa “câu cú” lủng củng, “dấu má” sai lệch, chưa cần biết nội dung hấp dẫn đến đâu. Không phải tự nhiên mà có hẳn 1 hội chứng cho kiểu người “dị ứng” với lỗi chính tả được gọi là Grammar Pedantry Syndrome (Hội chứng quá để tâm đến lỗi ngữ pháp) đâu nhé! Chưa cần biết nội dung bạn viết tuyệt vời đến mức nào nhưng đây chính là bước quan trọng đầu tiên đấy!
Trình bày bố cục rối rắm
Chẳng ai muốn đọc 1 bài viết dài như văn xuôi. Hãy chia rõ ý, xuống dòng sau mỗi đoạn, sử dụng gạch đầu dòng, đánh số để bài viết trở nên thân thiện.
Hình ảnh đính kèm có chất lượng thấp hoặc chẳng liên quan
Ai cũng yêu thích cái đẹp và sự hoàn hảo. Vì vậy, sẽ chẳng người xem nào cảm thấy hứng thú, thu hút bởi 1 bức hình vừa mờ vừa nhòe. Nên nhớ, một hình ảnh chất lượng cao không chỉ giúp bài viết đáng nhớ hơn mà còn giúp truyền đạt thông điệp tốt hơn.
Chưa hết, nghiên cứu chỉ ra rằng khi đọc tin có kèm ảnh thì người đọc sẽ cảm nhận thông tin tốt hơn và trực quan hơn so với việc chỉ có văn bản.
Tiêu đề kém mạnh mẽ, cuốn hút
Tiêu đề sẽ quyết định việc người đọc có muốn đọc tiếp bài viết của bạn hay không. Hãy nhớ, một tiêu đề hấp dẫn có thể thu hút người đọc gấp 10 lần so với tiêu đề bình thường.
Xem thêm:
- Bí kíp học marketing hiệu quả, muốn lương bao nhiêu có bấy nhiêu
- Bỏ túi 6 câu hỏi thường gặp khi tuyển dụng trưởng phòng marketing
- 8 bí kíp làm marketing nhà hàng hiệu quả, hút khách rần rần
Hiện nay, việc làm viết content không thiếu, ngành nào cũng cần những người viết content, viết bài chuẩn SEO giỏi. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý!
Alex
Nguồn: https://timvieccontent.com/
Bài viết liên quan