Content strategy là gì? Giải pháp xây dựng nội dung tiếp thị chuẩn
Đừng nghĩ được tuyển content strategy sẽ có thể an tâm, nếu bạn không am hiểu giá trị cốt lõi như: content strategy là gì, hướng tiếp thị,… khó trụ lâu.
- Cách viết content chuẩn SEO trên Facebook nhận tương tác ‘khủng’
- Làm CTV content tại nhà không dễ, phải biết 5 điều mới “kiếm bộn”
- 5 nguyên tắc ‘múa bút’ giúp chiếm lĩnh thị trường việc làm content
Một trong những công đoạn được đánh giá là khó nhằn trong content marketing chính là chiến lược nội dung tiếp thị, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với content strategy.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, công việc này còn gây ra nhiều khó khăn cho các cây bút non tay. Để tìm ra hướng tiếp thị chuẩn và đồng thời nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hãy trang bị những kiến thức từ nền tảng content strategy là gì? sau đó mở rộng nhiệm vụ, phương pháp,…
Content strategy là làm gì?
Trước khi tìm hiểu về content strategy là gì, hãy phân tích khởi nguồn của nó – content marketing là tạo ra các thông điệp có giá trị liên quan đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, tuyên truyền và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh, tên tuổi, hiệu ứng tiếp cận của sản phẩm, dịch vụ đó.
Mục đích của content marketing nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, thúc đẩy hành vi tiếp cận mặt hàng, dịch vụ thành hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung ở đây được biểu thị bằng text (văn bản), hình ảnh, video. Content marketing được trình chiếu trên các website, Facebook,… và bất cứ MXH nào có liên quan đến hoạt động quảng cáo.
Content strategy (chiến lược hội dung) là việc đưa ra định hướng, khuân mẫu, cách thức tiến hành để phát triển nội dung nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông nhất định. Chiến lược nội dung sẽ quyết định đến các vấn đề liên quan đến content marketing. Nếu chiến lược nội dung sẽ giúp triển khai content marketing chuẩn xác và hiệu quả.
Khái quát về việc làm content strategy
Để có thể mô tả về content strategy chúng ta cần làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của công việc này.
Nhiệm vụ của content strategy:
- Đưa ra định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức, chiến thuật để phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị.
- Một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp xây dựng được khung sườn vững chắc cho cấu trúc website, tập trung vào những từ khoá tạo nên sự khác biệt (về SEO)
- Xác định được những loại nội dung mà website sẽ bao quát, người viết, văn phong cũng như quy trình đăng bài, đi bài.
- Xác định hướng đi phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của website /thương hiệu.
Mục tiêu trong công việc của content strategy là:
- Thấy được bức tranh lớn, trong đó gắn liền với tầm nhìn của thương hiệu
- Thống nhất nội dung (theme) chủ đạo và cấu trúc website (chưa đi vào chủ đề, bài viết)
- Xây dựng quy trình, khuôn mẫu, nguyên tắc biên tập và sản xuất nội dung
- Xác định cách thức, công nghệ xử lý và truyền tải nội dung.
Tựu chung nhiệm vụ và mục tiêu then chốt của content strategy là hoạch định chiến lược nội dung tiếp thị sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc hoạch định phương pháp tìm ra chiến lược đúng đắn.
Cách 1: tập trung vào mục tiêu nội dung tiếp thị
Cần xác định rằng nếu website hay trang fanpage của bạn mà không có một nội dung tổng quát thì tất cả các bài viết đính kèm dường như sẽ rời rạc, chưa kể độc giả sẽ có nắm bắt thông điệp chủ đạo mà bạn muốn truyền tải là gì. Bởi vậy muốn thành công với content strategy điều tất yếu bạn cần xác định được mục tiêu của doanh nghiệp, sau đó hoạch định ra cách thức đạt được điều đó.
Nếu mục tiêu của bạn và củng cố thương hiệu thì nội dung của nó hoàn toàn khác với nội dung kích thích mua hàng và xúc tiến bán. Nội dung cũng cần theo sát mục tiêu và chiến lược đề ra, không nên quá dàn trải sẽ khiến nội dung bị loãng. Đủ mức độ tập trung để thu hút khách hàng tiềm năng nhưng cũng không quá giới hạn để bị thu hẹp chủ đề tiếp thị.
Cách 2: tìm điểm khác biệt trong nội dung tiếp thị
Trong content marketing thuật ngữ chuyên môn “điểm khác biệt” – point of diffrence có ý nghĩ vô cùng quan trọng, nó phản ánh rằng một trong các yếu tố khiến hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, với một chiến lược khác biệt hóa thương hiệu thành công, lợi nhuận và lượng khách hàng trung thành sẽ tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, sự khác biệt hóa quá mức có thể khiến hàng hoá hoặc dịch vụ bị mất tiêu chuẩn trong một ngành nhất định, dẫn tới việc bị giảm lượng khách hàng.
Nếu như bạn đã thật sự am hiểu “content strategy là gì” hãy thử nghiệm một hướng đi mới đã và đang mang lại tín hiệu tích cực cho marketing – điểm khác biệt trong nội dung. Điều khiến khách hàng sẽ nhớ đến sản phẩm của bạn là gì? đâu là điểm ưu việt trong sản phẩm của doanh nghiệp? So với cùng loại mặt hàng trên thị trường, sản của công ty có gì khác biệt?…
Hãy trả lời những câu hỏi này thông qua việc phác thảo chi tiết chiến lược content strategy. Chung quy lại, người lao động content cần làm nổi bật giá trị cốt lõi nội dung tiếp thị để sao cho khách hàng nhớ đến sản phẩm của thương hiệu.
Cách 3: triển khai nội dung tiếp thị dựa vào phân công nhân sự
Khác với hai hướng đi mang tính chuyên môn kể trên, triển khai nội dung tiếp thị dựa vào phân chia nhân sự cũng là giải pháp thiết thực. Mỗi một cá nhân content strategy trong tổ chức đều có những thế mạnh riêng, có người mạnh về sáng tạo nội dung, có người giỏi nghiên cứu thị trường,… Qua đó sẽ giao nhiệm vụ cho từng cá nhân sao cho mục tiêu chung vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Điều kiện phương pháp triển khai nội dung tiếp thị dựa vào nhân sự bao gồm các yếu tố: người quản lý giỏi chuyên môn lẫn kỹ năng lãnh đạo, nhân sự có năng lực thực thụ và tinh thần đoàn kết teamwork ổn định.
Cách 4: triển khai nội dung marketing dựa vào kênh tiếp cận khách hàng
Hiện nay phần lớn kênh marketing nội dung tiếp cận khách hàng bằng cách tương tác qua các kênh như mạng xã hội, các kênh truyền thông ngách website, link liên kết, qua cộng đồng, trang web của doanh nghiệp và các kênh truyền thông lan truyền,…
Nếu content strategy cần xác định được đâu là kênh tiếp cận chính thức của doanh nghiệp mình, đau là kênh bổ trợ từ đó mới lên kế hoạch triển khai nội dung tiếp thị phù hợp.
Có thể dễ dàng nhận ra sự tương quan mật thiết giữa kênh tiếp thị với nội dung marketing như ví dụ sau: content mô tả sản phẩm có hai phương án tiếp cận hữu hiệu là bài viết và video, trong trường hợp nguồn tài chính và nhân sự hạn hẹp không thể thực hiện video hãy nghĩ đế phương án 1.
>> Hãy tham khảo ngay cẩm nang Content, nâng cao ngòi bút chữ viết thay lời nói của bạn
Điểm mấu chốt của content strategy triển khai nội dung dựa vào kênh tiếp cận chính là nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu tình hình hiện tại của doanh nghiệp cũng như đội/ nhóm marketing.
Nhìn chung, khái niệm việc làm content strategy là gì tương tự nền tảng cơ bản để bạn có thể đi sâu vào nhiệm vụ, hướng phát triển đối với vị này. Đừng bỏ qua những kiến thức lý thuyết, bởi cho dù bạn có nhiều kỹ năng mềm nhưng chuyên môn lại mục rỗng cũng không thể ghi điểm đối với cấp trên.
>> Theo dõi: Cẩm nang tìm việc làm Đà Nẵng bổ ích cho các ứng viên muốn tìm việc tại thành phố này.
Bài viết liên quan